Từ 1/11, nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng được bổ sung 1 nhóm đối tượng mới. Đó là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian được nhà nước hỗ trợ mức đóng là 36 tháng.
Theo Bộ Y tế, đây là các đối tượng người dân tộc thiểu số mới thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhưng trong thực tế vẫn còn rất khó khăn, được Đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân một số tỉnh và cử tri phản ánh kiến nghị.
Việc quy định ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm một thời gian sau khi thoát nghèo để người dân có thể tích lũy và đủ điều kiện kinh tế tham gia bảo hiểm y tế thể hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững của Chính phủ.
Thời gian qua, chính sách y tế chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta được thực hiện theo hướng ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng; giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe...
Theo bác sĩ Lê Công Thuyên, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), methanol là cồn công nghiệp có nhiều trong các đồ gia dụng, dung môi công nghiệp. Methanol được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Bản thân methanol có tác dụng giống ethanol nhưng methanol chuyển thành fomaldehyde và axit formic với độc tính cao gấp nhiều lần gây tình trạng toan chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thần kinh thị giác. Ngộ độc methanol thường nặng dễ tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực.
Bác sĩ Thuyên cho biết tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM các bác sĩ đã sàng lọc nam giới chiếm 92% ngộ độc, độ tuổi trung bình là 48 tuổi, trường hợp cao tuổi là 72 tuổi.
Bệnh nhân từ khi tiếp xúc với methanol tới khi nhập viện đa số là nhập viện trong 24 giờ đầu. Các triệu chứng lâm sàng đa dạng từ nhẹ tới nặng như triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, suy hô hấp, đặc biệt dấu hiệu về thị giác. Các mẫu xét nghiệm đều chứa methanol với hàm lương rất cao.
Bệnh nhân ngộ độ methanol cấp thường phải giải độc bằng ethanol, lọc máu. Tỷ lệ di chứng sau xuất viện như giảm thị lực chiếm 50%, mù hoàn toàn chiếm hơn 8% và nhiều di chứng khác.
Các trường hợp ngộ độc rượu methanol không hoàn toàn do các loại rượu nấu truyền thống mà còn do nhiều tiểu thương mua cồn công nghiệp methanol về pha thành rượu và đóng chai bán ra ngoài thị trường.
Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Sỹ về kết quả kiểm nghiệm rượu trắng tại 9 tỉnh phía Bắc với 268 mẫu, có 129 mẫu chứa hàm lượng methanol.
Lo ngại tình trạng ngộ độc rượu xảy ra vào cuối năm, Tết Nguyên đán, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, đã gửi văn bản tới các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp giám sát rượu kém chất lượng. Cơ quan này cũng đề nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, trong đó chú trọng vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, nhất là các cơ sở nấu rượu thủ công. Từ đó, ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không bảo đảm an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác đưa ra lưu thông trên thị trường.